Bệnh xã hội là gì? Bao gồm những bệnh gì? Có chữa được không?

Bệnh xã hội rất đa dạng gồm nhiều chủng loại bệnh với những biểu hiện và biến chứng nguy hiểm khác nhau. Người mắc bệnh thường có cảm giác mặc cảm, thiếu tự tin trong cuộc sống. Vậy bệnh xã hội là gì? Hãy tham khảo bài viết sau để cùng daicaunho tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này nhé!

Bệnh xã hội là gì?

Bệnh xã hội tên tiếng Anh là tên gọi chung của toàn bộ những chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Căn bệnh này có khả năng lây truyền rất nhanh chóng, cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe con người và ảnh hưởng xấu đến xã hội.

bệnh xã hội là gì

Nguyên nhân gây ra bệnh xã hội là gì?

Sau khi tìm hiểu bệnh xã hội là gì thì tiếp theo mời bạn tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Thông thường các căn bệnh xã hội được lây lan qua dưới những hình thức phổ biến sau:

1. Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên các bệnh xã hội trong cộng đồng. Các vi khuẩn bệnh thường xâm nhập thông qua cơ quan sinh dục để đi vào cơ thể. Do đó khi quan hệ không an toàn hoặc tiếp xúc trực tiếp từ da thịt, các chứng bệnh sẽ có nguy cơ phát triển hơn trong cơ thể con người. Các đường lây nhiễm thường thông qua cơ quan sinh dục, đường hậu môn và đường miệng.

Quan hệ tình dục không an toàn

2. Dùng chung đồ cá nhân

Các mầm bệnh xã hội thường trú ẩn trong các đồ dùng sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Do đó,  những người sinh sống xung quanh là những người dễ nhiễm bệnh nhất vì họ phải tiếp xúc hàng ngày với người bệnh. Các vật dụng thường dễ chứa mầm bệnh xã hội nhất là bàn chải, khăn tắm, quần áo,…

Dùng chung đồ cá nhân

3. Lây truyền từ mẹ sang con

Những người mang mầm bệnh bẩm sinh từ khi sinh ra hầu hết là do lây truyền từ mẹ sang con. Sự lây truyền này là do sự cung cấp dưỡng chất và nuôi tế bào trong bụng mẹ thông qua dây rốn.

4. Truyền máu

Vi khuẩn gây bệnh cũng thường xâm nhập qua đường máu. Do đó việc truyền nhận máu, sử dụng chung kim tiêm, tiếp xúc thông qua vết thương hở cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh xã hội.

Truyền máu

Bệnh xã hội nguy hiểm như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của bệnh xã hội là gì? Sau đây là những nguy hiểm mà người bệnh mắc phải:

  • Chức năng sinh sản: Bệnh xã hội lây lan qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Sau một thời gian bị bệnh xã hội, mầm bệnh sẽ tấn công vào cơ quan sinh sản gây nên bệnh lý như: viêm tinh hoàn, viêm tuyến tuyền liệt, ống dẫn tinh, âm đạo,… làm khả năng sinh sản bị suy giảm.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Người mắc bệnh xã hội mang tâm lý lo lắng, tự ti vì sợ lây bệnh cho người thân. Tâm lý này kéo dài là người bệnh rơi vào khủng hoảng tâm lý, trầm cảm lâu ngày sẽ dẫn đến stress.
  • Tỷ lệ mắc bệnh cao: Hiện nay các cộng đồng dân cư chung sống khá đông đúc, các bệnh xã hội cũng thường tập trung ở những thành phố lớn. Do đó nguy cơ mắc bệnh trong cộng đồng tăng cao.
  • Khả năng lây lan nhanh: Các mầm bệnh xã hội hiện đang có nhiều cơ hội tiếp xúc với con người. Do đó khả năng lây lan là không thể kiểm soát và tăng rất nhanh. Không những thế, thời gian ủ bệnh lâu nên bệnh rất khó phát hiện từ đó tiếp tục một vòng lây bệnh mới.
  • Ảnh hưởng đến tính mạng: Sau thời gian dài nhiễm bệnh, các cơ quan não bộ sẽ bị suy yếu từ đó đe dọa tới tính mạng con người.

Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh xã hội?

Bệnh xã hội là bệnh gì? Ai là người dễ măc bệnh xã hội nhất? Ai cũng có thể mắc bệnh xã hội. Tuy nhiên, đối tượng dễ mắc bệnh xã hội nhất chính là người đang trong độ tuổi sinh sản, người có sức đề kháng yếu. Đặc biệt những người sử dụng chất ma túy và hành nghề mại dâm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Những người này thường sử dụng chung kim tiêm hoặc quan hệ với nhiều người lạ. Chính điều này đã làm cơ hội mắc bệnh của họ cao hơn và khả năng lây lan cũng nhanh hơn.

Bệnh xã hội gồm những bệnh gì?

Sau khi đã tìm hiểu kỹ về bệnh xã hội là gì thì bạn rất cần biết bệnh xã hội gồm những bệnh gì. Sau đây là các loại bệnh xã hội thường gặp:

1. Bệnh sùi mào gà

Một trong những bệnh nam khoa, lây truyền qua đường tình dục phổ biến đó chính là sùi mào gà. Bệnh sùi mào gà tạo các nốt mụn thịt có hình dáng như súp lơ hoặc mào gà. Những nốt mụn thịt này mọc riêng lẻ hoặc tập trung ở cơ quan sinh dục, vùng miệng lưỡi và hậu môn. Bệnh sùi mào gà có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý phái mạnh do dương vật bị biến dạng.

Bệnh sùi mào gà

2. Bệnh lậu

Bệnh lậu do lậu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Đây là căn bệnh gây ra nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục của người bệnh. Bệnh lậu có thể thấy bằng mắt thường thông qua các biểu hiện giống như bệnh viêm niệu đạo. Tuy nhiên tình trạng của bệnh lậu nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều.

Bệnh lậu

3. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây nên. Bệnh giang mai gây ra các vết loét mưng mủ hình tròn xuất hiện ở khắp cơ thể. Những vết loét này tập trung nhiều ở cơ quan sinh dục, vùng miệng và hậu môn. Bệnh giang mai có thể khiến cho người bệnh bị tổn thương thần kinh, não, động mạch và tim. Hiện tại căn bệnh này chưa có thuốc giải. Do đó bệnh giang mai được xem là bệnh nguy hiểm, có thể gây chết người.

Bệnh giang mai

4. Bệnh HIV/AIDS

Bệnh HIV gây suy giảm hệ miễn dịch ở người do virus Human Immunodeficiency gây nên. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó phá hủy các tế bào miễn dịch, làm suy yếu các kháng thể của con người. HIV/AIDS được chia làm nhiều giai đoạn bệnh và giai đoạn nặng nhất là AIDS. Khi mắc bệnh này,  cơ thể bạn sẽ dần dần yếu đi và chết bởi sự đau đớn được gây ra từ các vết nhiễm trùng da.

>>> Bài viết nên đọc: Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?

Bệnh HIV/AIDS

5. Mụn rộp sinh dục

Bệnh mụn rộp sinh dục do virus HSV (Herpes Simplex Virus) gây nên. Bệnh gây ra các mụn rộp trên da có mưng mủ. Những nốt mụn này có thể vỡ ra và gây các vết loét nghiêm trọng trên cơ thể con người.

bệnh xã hội là gì

6. Bệnh Chlamydia

Bệnh Chlamydia là bệnh nhiễm trùng sinh dục, gây ra bởi vi khuẩn đặc biệt Chlamydia.  Bệnh Chlamydia có triệu chứng tiểu đau, dịch bất thường chảy ra từ dương vật,… Bệnh Chlamydia có thể gây ra những biến chứng khác như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn và có thể dẫn đến vô sinh.

Bệnh Chlamydia

7. Bệnh hạ cam

Hạ cam là căn bệnh do vi khuẩn gram Ducreyi tạo thành. Căn bệnh này làm những vết loét xuất hiện tại bộ phận sinh dục. Bệnh này thường lây lan qua con đường quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh hạ cam thường ủ bệnh trong khoảng 3 ngày đến 2 tuần và có những dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Có nhiều nốt đỏ tại cơ quan sinh dục. Những nốt này sẽ vỡ ra tạo thành các vết loét có thể gây nhiễm trùng.
  • Đau rát khi các vết sùi nổi lên.
  • Thường xuyên mệt mỏi, sốt cao và bị đau khi quan hệ tình dục.

Bệnh xã hội có chữa được không?

Sau khi tìm hiểu về các loại bệnh xã hội là gì thì tiếp theo cùng nhau giải đáp thắc mắc bệnh xã hội có chữa được không. Bệnh xã hội có chữa được không sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể như:

  • Nếu bạn mắc bệnh giang mai, lậu, sùi mào gà, bệnh chlamydia,… thì khả năng điều trị khỏi là rất cao.
  • Nhóm bệnh khó điều trị hoặc không thể chữa là viêm gan B, HIV/AIDS,…

Bệnh xã hội gây ảnh hưởng như thế nào?

Các bệnh xã hội là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng và biến chứng cho người mắc phải, bao gồm:

  • Ảnh hưởng tâm lý và thẩm mỹ: Hầu hết các căn bệnh xã hội gây mất thẩm mỹ cho vùng da bị nhiễm bệnh. Khi triệu chứng xuất hiện ở cơ quan sinh dục hoặc hậu môn, người mắc bệnh cảm thấy tự ti và mặc cảm, dẫn đến rối loạn trong đời sống tình dục và mối quan hệ tình cảm.
  • Khả năng tái phát cao: Một số căn bệnh xã hội như bệnh sùi mào gà, bệnh lậu, bệnh mụn rộp sinh dục, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời tại các cơ sở uy tín, rất dễ gây tái phát, khiến người mắc bệnh mệt mỏi với lộ trình điều trị dài, tốn kém chi phí và thời gian.
  • Tăng cao tỷ lệ vô sinh – hiếm muộn: Chlamydia và bệnh lậu là những căn bệnh có tỷ lệ cao gây vô sinh, hiếm muộn. Ở nữ giới, những căn bệnh này thường biến chứng gây ra viêm vùng chậu mãn tính, tắc ống dẫn trứng, ung thư cổ tử cung. Ở nam giới, bệnh thường gây viêm ống dẫn tinh, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, ung thư dương vật.
  • Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và thai nhi: Phụ nữ mang thai mắc các căn bệnh xã hội có thể lây nhiễm cho thai nhi và gây nhiều biến chứng, bao gồm mang thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non, thai chết lưu bên trong bụng. Thai nhi cũng có khả năng mang dị tật bẩm sinh và gặp vấn đề về sức khỏe, hệ miễn dịch, thậm chí tử vong ngay khi sinh ra.
  • Nguy cơ đe dọa tính mạng: Một số căn bệnh xã hội như giang mai hay HIV/AIDS đều đe dọa tính mạng của người mắc bệnh. Giang mai ở giai đoạn nặng, virus tấn công vào nhiều hệ thống chức năng của cơ thể gây tình trạng phình mạch, vỡ mạch đe dọa tính mạng. HIV/AIDS khiến hệ miễn dịch mất dần chức năng, làm người mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, ung thư, đối mặt với nguy cơ tử vong.

Nhận thức và cảnh giác với các căn bệnh xã hội là quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tránh những hậu quả nghiêm trọng. Việc tìm kiếm sự tư vấn và chăm sóc y tế kịp thời từ các chuyên gia là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và sự phòng ngừa.

phòng tránh bệnh xã hội như thế nào?

Vì sự dễ lây lan và mức độ nguy hiểm của các căn bệnh xã hội, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh bệnh ngay từ đầu. Vậy cách phòng tránh bệnh xã hội là gì?

1. Quan hệ tình dục an toàn

  • Quan hệ tình dục với một bạn tình cố định.
  • Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ như đeo bao cao su.
  • Hạn chế quan hệ qua đường miệng và hậu môn,…

>>> Xem thêm: Cách sử dụng bao cao su đúng cách

Quan hệ tình dục với một bạn tình cố định, không quan hệ với người lạ mặt chưa rõ thông tin

2. Sống lành mạnh

Xây dựng cho mình lịch trình sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống điều độ. Hãy đảm bảo sức khỏe luôn tốt để cơ thể sản sinh được nhiều kháng thể chống lại virus gây bệnh.

3. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Cần vệ sinh cơ thể mỗi ngày, sát khuẩn những khu vực dễ có nguy cơ nhiễm bệnh như dương vật, âm đạo, hậu môn và răng miệng. Điều này giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ ủ bệnh xã hội.

4. Không sử dụng chung đồ dùng với người nhiễm bệnh

Trong trường hợp bạn đang chung sống với người nhiễm bệnh, hãy ngay lập tức cách li sinh hoạt. Không sử dụng chung những vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn tắm, quần áo… là cách giúp bạn hạn chế tuyệt đối nguy cơ lây bệnh xã hội.

5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Xây dựng lịch trình định kỳ để đến bệnh viện khám sức khỏe là điều cần thiết. Việc này giúp bạn phát hiện được nguy cơ mắc bệnh sớm. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, tránh được nguy cơ lây nhiễm cộng đồng và biến chứng nguy hiểm từ bệnh xã hội.

6. Không sử dụng ma túy

“Không thử ma túy dù chỉ một lần” đây là câu nói luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Việc sử dụng ma túy làm tăng nguy cơ mắc bệnh rất cao. Không sử dụng ma túy

7. Cẩn trọng khi hiến máu/ tiếp nhận máu

Tuyệt đối không sử dụng chung kim truyền máu hoặc tiếp nhận máu với người khác. Điều này cần  có sự kiểm chứng của bệnh viện hoặc các tổ chức cung cấp máu uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân

Các căn bệnh xã hội hiện nay đã không còn quá xa lạ đối với con người. Tuy nhiên vẫn còn đó là những tác hại khôn lường mà nó để lại trong cuộc sống của chúng ta. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu được bệnh xã hội là gì và biết cách bảo vệ bản thân để không trở thành nạn nhân của bệnh xã hội. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Rate this post

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

đã đặt mua thành công