Rau hẹ có tác dụng gì cho nam giới? 3 Cách dùng tăng cường sinh lực

Bài viết này hãy cùng daicaunho tìm hiểu về một loại rau rất phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của bạn. Loại rau này có công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe. Rau hẹ chính là nhân vật chính của bài viết này. Có phải rất quen thuộc đúng không? Hãy cùng nhau tìm hiểu về loại rau này nhé!

Rau hẹ là rau gì?

Rau hẹ hay còn được gọi là lá hẹ hoặc một số tên gọi Đông Y khác như: Khởi Dương Thảo, Cửu Thái Tử, Cửu Thái,… Tên khoa học của nó là Allium ramosum L, loại rau này thuộc họ hành. Đây chính là một loại rau gia vị thường được dùng trong chế biến một số món ăn. Ngoài ra còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Tên khoa học của nó là Allium ramosum L, thuộc họ hành

Đặc điểm nhận biết rau hẹ

Hẹ thuộc loại thân thảo, có thể sống được trong thời gian dài. Độ dài trưởng thành của lá hẹ từ 20 – 40cm, thuộc họ rễ chùm. Màu sắc xanh lục, lá dẹp, hoa màu trắng, có mùi thơm nhẹ.

Hẹ thuộc loại cây sinh sản vô tính, con còn mọc nhờ sự tách chồi từ cây mẹ nên chúng thường mọc thành từng bụi. Rau lá hẹ là loại rau dễ trồng mà không cần phải chăm sóc nhiều. Bạn chỉ cần trồng 1 lần là có thể ăn quanh năm.

Hẹ sống tốt trong môi trường khí hậu nóng ẩm. Bạn có thể thấy hẹ hay mọc dại ở các bờ ruộng, ven đường và loại cây này được canh tác, nuôi trồng để làm thuốc và chế biến các món ăn. Lá hẹ sau khi được thu hái, bạn có thể bảo quản nơi khô thoáng. Để giữ hẹ được lâu, bạn nên dùng giấy gói lại để ngăn mát tủ lạnh.

Thành phần dinh dưỡng của rau hẹ

Nhiều người ăn rất nhiều rau lá hẹ nhưng lại không biết hẹ đem lại dưỡng chất gì. Những tiết lộ sau đây có thể bạn sẽ có cái nhìn khác về loại rau này đấy! Cây lá hẹ là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Các thành phần chất dinh dưỡng được nghiên cứu trong cây rau hẹ bao gồm:

  • Vitamin B, A, C, K.
  • Canxi, các chất xơ.
  • Sắc, photpho, đồng.
  • Pyridoxine, Niacin, Mandan, Thiamin, Riboflavin.

Đây là những thành phần vô cùng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt sức khỏe sinh lý. Vậy rau lá hẹ có tác dụng gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.

Rau hẹ có tác dụng gì?

Công dụng của rau hẹ sẽ được tổng hợp ngay sau đây:

1. Tác dụng của hẹ đối với sức khỏe

  • Rau hẹ rất tốt cho hệ xương nhờ giàu hàm lượng Vitamin K và Canxi.
  • Lưu huỳnh và flavonoid giúp ngăn chừa một số chứng bệnh ung thư như phổi, đại tràng, dạ dày, vú, tuyến tiền liệt,…
  • Một tác dụng tuyệt vời khác của rau lá hẹ là khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu và giảm cao huyết áp.
  • Allicin, sulfit, odorin,… có trong hẹ giúp tăng cường kháng sinh, miễn dịch. Điều trị các triệu chứng nhiễm trùng da, ngứa, ghẻ, giun kim hiệu quả cho trẻ nhỏ.
  • Trong lá hẹ có chứa choline rất quan trọng. Nó giúp duy trì cấu trúc màng tế bào, cải thiện trí nhớ và các chức năng khác của hệ thần kinh.

Ngoài ra rau hẹ còn có các lợi ích khác như:

  • Tăng cường bài tiết các độc tố cho cơ thể.
  • Bổ sung vitamin K, cải thiện các vấn đề về đau lưng, mỏi gối, đau khớp.
  • Điều trị chứng táo bón hiệu quả.
  • Chữa cảm cúm.
  • Làm vết thương nhanh lành.
  • Điều trị các triệu chứng đau tức ngực, chấn thương.

>>> Có thể bạn chưa biết: Cây Chùm Ngây có tác dụng gì?

2. Tác dụng của lá hẹ với nam giới?

Cánh đàn ông sẽ bất ngờ với công dụng của rau hẹ đối với các vấn đề sinh lý đấy! Đây có lẽ là tác dụng của rau hẹ mà nam giới được mong chờ nhất. Theo dõi để biết ngay nhé!

Các dưỡng chất như sắt, photpho, đồng giúp cơ thể sản sinh và tăng cường hàm lượng máu đến các cơ quan bộ phận đặc biệt là lượng máu đến dương vật vô cùng dồi dào

2.1 Tác dụng của rau hẹ chữa chứng xuất tinh sớm

Xuất tinh sớm là vấn đề khá đau đầu và mệt mỏi đối với cánh đàn ông. Triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến các vấn đề sinh lý nam mà còn gây hậu quả đến chuyện hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì chứng bệnh này có thể điều trị khỏi nhờ cây hẹ vì rau hẹ tốt cho nam giới.

Các dưỡng chất như: sắt, photpho, đồng sẽ giúp cơ thể sản sinh và tăng cường hàm lượng máu đến  dương vật. Nhờ vào chức năng này, chứng bệnh xuất tinh sớm sẽ được cải thiện rất rõ rệt và hiệu quả.

2.2 Cây rau hẹ Trị các chứng di tinh, mộng tinh, liệt dương

Nam giới bổ sung hẹ vào các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp lượng máu được tăng cường tuần hoàn. Điều này giúp các mạch máu tại dương vật được giãn nỡ. Từ đó tạo được sự nhạy cảm và tăng khả năng cương cứng. Do đó, có thể kết luận rằng, rau hẹ có khả năng hỗ trợ chữa chứng liệt dương hiệu quả.

2.3 Công dụng của lá hẹ bổ thận tráng dương

Các dưỡng chất mà lá hẹ cung cấp làm sản sinh lượng máu. Điều này đem lại hiệu quả bổ thận tráng dương và tăng cường sinh lực phái mạnh.

Các bài thuốc phát huy tác dụng của lá hẹ

Sau khi tìm hiểu về các công dụng của rau hẹ chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc dùng hẹ như thế nào để mang lại hiệu quả. Câu trả lời sẽ được bật mí ngay bên dưới đây.

1. Bài thuốc rau hẹ dành cho nam giới

Đối với chủ đề này, daicaunho sẽ ưu tiên đề cập đến các bài thuốc và các món ăn tốt cho sinh lý nam.  nhiều hơn. Nam giới có thể tham khảo các bài thuốc tốt cho sinh lý như sau:

1.1 Dùng nước ép lá hẹ giúp chữa xuất tinh sớm

Nước ép rau hẹ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị xuất tinh sớm, yếu sinh lý.

Dùng khoảng 500gr lá hẹ tươi đem rửa sạch, để ráo. Sau đó, cho lá hẹ vào máy xay cùng một ít nước lọc. Tiến hành xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước hẹ uống 2 lần/ ngày, liên tục uống trong tuần.

Thực hiện món nước ép này giống như ép hoa quả: cho lá vào máy xay cùng một ít nước lọ

1.2 Rau hẹ chữa di tinh mộng tinh, thận yếu và liệt dương

Bài thuốc 1: Dùng 250gr cây hẹ với 60gr nhân hồ đào xào chín bằng dầu vừng, ăn trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 1 tháng ta sẽ thấy được hiệu quả.

Bài thuốc 2: Lấy 100gr hẹ và gạo nếp đem bỏ vào nồi nấu nhừ. Tiếp theo, để phơi sương qua 1 đêm rồi ăn luôn một lúc vào bữa sáng hôm sau.

Bài thuốc 3: Hạt hẹ đem ngâm giấm, rang khô sau đó tán thành bột mịn trộn với mật ong. Dùng khi đang đói cùng với rượu ấm khoảng 5gr cho mỗi lần dùng.

1.3 Bổ thận tráng dương tăng sinh lực

Nguyên liệu:

  • 200gr mỗi loại lá hẹ, khởi tử.
  • 300gr Sơn Thù, Ngưu Tất
  • 400gr Thục Địa Khô.
  • 500 gr Ba kích, Kim Anh.
  • 600gr Dâm Dương Hoắc.
  • Con ngài tằm đực khô 1000gr.
  • Đường kính 4kg.

Tất cả nguyên liệu ngâm cùng 20 lít rượu, sau 1 tháng có thể dùng được. Mỗi ngày dùng 10 – 15 ml, ngày 2 lần.

2. Bài thuốc chữa bệnh khác từ rau hẹ

  • Cách trị ho bằng lá cây hẹ: Dùng 250g lá hẹ, 25g gừng tươi hấp cùng đường phèn ăn trong 5 ngày sẽ hết các triệu chứng ho và cảm.
  • Cây lá hẹ giúp điều trị nhức răng: Dùng 1 nắm hẹ bao gồm cả rễ hẹ rửa sạch, giã nhuyễn và đắp vào chỗ răng đau đến khi khỏi.
  • Bài thuốc chữa đái tháo đường: Dùng 100gr – 200gr lá hẹ cho vào cháo, nấu canh hoặc xào. Bài thuốc từ cây lá hẹ này có tác dụng rất tốt cho người bị bệnh đái tháo đường.
  • Bài thuốc giúp bổ mắt: Dùng 150gr lá hẹ cùng 150gr gan dê cắt mỏng ướp gia vị. Sau đó xào với lửa lớn để ăn cơm. Sử dụng cách này để ăn cách ngày, 1 liệu trình là 10 ngày.
  • Chữa khò khè cho trẻ bằng lá hẹ: Dùng từ 12 – 25 gam lá hẹ tươi rửa sạch, xay lấy nước uống.
  • Chữa táo bón cho trẻ bằng cây hẹ: Hạt hẹ rang vàng rồi giã nhỏ. Mỗi lần dùng 5gram hòa với nước sôi, mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục trong 10 ngày.

Ngoài ra, bạn có thể thêm lá hẹ vào trong các món ăn hàng ngày không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe và sinh lý nam. Một số món ăn có thể thêm hẹ bao gồm:

  • Canh đậu phụ với lá hẹ
  • Trứng rán bỏ thêm lá hẹ thay cho lá hành
  • Cháo hẹ
  • Giá xào huyết cho thêm hẹ
  • Gan dê xào hẹ
  • Hẹ xào thịt lương

Món ăn có thể thêm hẹ

>>> Xem thêm các loại thảo dược khác:

Lá hẹ kỵ với gì? Lưu ý gì khi dùng?

Cây lá hẹ mang lại nhiều sức khỏe. Tuy nhiên nếu không biết lá hẹ kỵ với gì và sử dụng không đúng cách thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Lá hẹ kỵ với một số trường hợp sau đây:

  • Không nên kết hợp rau hẹ với các loại thực phẩm như: thịt trâu, thịt bò,… Vì nó sẽ sinh ra các độc tố, gây đau bụng và khó tiêu
  • Những người âm suy hay bốc hỏa không nên dùng hẹ vì hẹ có tính nhiệt vị cay nên rất kỵ.
  • Các bài thuốc từ cây hẹ cần sử dụng lâu dài mới đem lại hiệu quả. Các trường hợp bị nặng nên đến thăm khám Bác sĩ để điều trị.
  • Các món ăn có hẹ nên ăn liền và không ăn nếu để qua đêm vì hẹ rất dễ bị ôi, thiu.
  • Nên tham vấn ý kiến Bác sĩ về liều lượng dùng cụ thể đối với các bài thuốc từ lá hẹ.

Ăn rau hẹ nhiều có tốt không?

Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Bất kì loại thực phẩm nào dù có công dụng tốt nhưng việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến việc thừa chất. Như vậy sẽ rất gây hại cho cơ thể. Do đó, mọi thứ chỉ nên ở mức vừa đủ và phù hợp.

Trên đây là tất cả các kiến thức về rau hẹ cũng như các tác dụng và bài thuốc liên quan. Hy vọng bài viết này daicaunho đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức mới về loại rau quen thuộc này.

Rate this post

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

đã đặt mua thành công