Viêm Đường Tiết Niệu Nam: Nguyên Nhân, Biểu hiện và Cách điều trị

Viêm đường tiết niệu xuất hiện ở cả nam và nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy tình trạng viêm tiết niệu là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng daicaunho tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung đầy đủ dưới đây.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu (viêm đường tiểu) xảy ra khi nước tiểu có sự xâm nhập của vi khuẩn. Điều này làm các cơ quan trong hệ tiết niệu bị viêm nhiễm. Bệnh này tuy không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt rất nhiều, đặc biệt là trong hoạt động bài tiết và quan hệ tình dục.

Có 3 cách phân loại bệnh, cụ thể:

  • Viêm đường tiểu trên là những vị trí như viêm thận cấp tính, mãn tính, thận ứ mủ, áp xe thận. Viêm đường tiểu dưới ở những vị trí viêm tinh hoàn, tiền liệt tuyến, niệu đạo, bàng quang.
  • Phân loại theo diễn biến: Nhiễm niệu đạo đơn giản và phức tạp thường gặp ở những người bị tắc nghẽn đường tiết niệu như: sỏi tiết niệu, bàng quang thần kinh.
  • Phân loại theo độ tái phát: Nhiễm khuẩn riêng lẻ, tái phát nhiều lần.

viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân tại sao viêm đường tiết niệu?

Tại sao viêm đường tiết niệu? Nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn E.coli gây nên và vi khuẩn thường xâm nhập thông qua một số con đường sau:

viêm đường tiết niệu

1. Vệ sinh cậu nhỏ không cẩn thận

Cậu nhỏ là nơi vi khuẩn dễ tấn công nhất. Do đó, không chú trọng vệ sinh vùng kín cẩn thận sẽ gây bệnh viêm đường tiết niệu nam.

2. Thói quen nhịn tiểu

Khi nhịn tiểu, bạn khiến cho bàng quang phải hoạt động quá mức. Các ống niệu đạo và đường tiết niệu sẽ dễ bị tổn thương và suy giảm sức đề kháng. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

3. Uống ít nước

Nước giúp loại thải độc tố thông qua đường nước tiểu. Việc uống ít nước sẽ làm cho các chất độc hại tồn đọng từ đó khiến vi khuẩn phát triển mầm bệnh.

4. Sử dụng chung đồ cá nhân

Khăn tắm và đồ lót chính là 2 môi trường dễ bị lây nhiễm bệnh nhất. Do đó hãy sử dụng 2 vật dụng này cá nhân để tránh nhiễm khuẩn tiết niệu.

5. Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo sang đường niệu đạo của dương vật.

>>> Xem thêm: Nuốt tinh trùng có bị HIV không? Lỡ nuốt tinh trùng có bị sao không?

6. Các bệnh nền

Mắc bệnh đái tháo đường, sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu là các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đường tiết niệu

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam giới

Triệu chứng viêm đường tiết niệu có biểu hiện và dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Nhưng khi bị thì người bệnh thường có những triệu chứng sau.

  • Đi tiểu rất nhiều mặc dù không uống nhiều nước. Tuy nhiên khi đi tiểu thì lại rất ít nước tiểu hoặc tiểu chậm, nhỏ giọt.
  • Khi đi tiểu, cảm thấy đau buốt và rát lỗ sáo.
  • Đau bụng dưới gần mu, lưng đau và nóng rát.
  • Bệnh tiến triển có thể gây viêm thận. Các dấu hiệu nhận biết đó là cảm thấy ớn lạnh, sốt, đau lưng, buồn nôn.
  • Màu sắc nước tiểu có màu vàng đục, có mùi hôi nồng. Đôi khi kèm thêm cả máu hoặc mủ.

viêm đường tiết niệu

Tác hại của viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiểu trong giai đoạn đầu, nếu phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài và có những biến chứng sau đó có thể gây ra những tác hại không ngờ như:

1. Suy thận

Thận là cơ quan kết nối gần nhất với đường tiết niệu. Do đó, vi khuẩn sẽ thông qua đó xâm nhập lên thận, phá hủy các chủ mô thận và nhú gân. Điều này dễ gây ra các tình trạng như viêm bể thận cấp, áp xe quanh thận.

viêm đường tiết niệu

2. Hẹp niệu đạo

Viêm đường tiết niệu nam khiến việc đi tiểu ở nam giới khó khăn và đau đớn hơn. Các đường niệu đạo theo phản xạ tự nhiên sẽ co cụm lại để “phòng thủ”. Từ đây nam giới sẽ càng gặp rắc rối hơn trong vấn đề bài tiết và xuất tinh.

3. Nhiễm trùng máu

Các vết nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến vi khuẩn xâm nhập qua máu. Điều này rất nguy hiểm vì nó gây nhiễm trùng máu. Thông qua đó có thể thấy được các triệu chứng như: chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, ớn lạnh, sốt cao,… Thậm chí có thể gây tử vong nếu tình hình quá nặng.

4. Giảm chức năng hoạt động tình dục

Nam giới dễ bị đau mỗi khi cương dương hoặc xuất tinh. Vì lúc này các đường niệu đạo và tiết niệu sẽ căng ra làm vết thương bị tác động mạnh. Thỉnh thoảng còn có máu trong tinh dịch. Điều này khiến quan hệ tình dục lâu ra nên chất lượng cuộc yêu giảm đi rất nhiều.

5. Vô sinh – hiếm muộn

Viêm đường tiết niệu làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm túi tinh và áp xe tuyến tiền liệt. Những căn bệnh này làm tăng nguy cơ vô sinh vì làm giảm khả năng hoạt động của cơ quan sinh dục và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

>>> Xem thêm: Top 15 thực phẩm để bạn biết ăn gì để có nhiều tinh trùng

viêm đường tiết niệu

Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu?

Bệnh viêm đường tiểu không có đặc trưng xuất hiện ở độ tuổi nào. Căn bệnh này xuất phát từ lối sống sinh hoạt không khoa học mà ra. Do đó, ai cũng đều có nguy cơ mắc chứng viêm đường tiết niệu.

Bệnh không có đặc trưng xuất hiện ở độ tuổi nào, vì bệnh này xuất phát từ lối sống sinh hoạt không khoa học mà ra

Xem thêm các bệnh sinh lý liên quan:

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, đặc biệt khi là nhiễm trùng tiết niệu phức tạp hoặc không được điều trị kịp thời và đủ liều. Nguy cơ và biến chứng của nhiễm trùng tiết niệu bao gồm:

  • Phá hủy chủ mô thận: Nhiễm trùng tiết niệu có thể gây tổn hại và phá hủy mô thận, dẫn đến suy thận vĩnh viễn.
  • Hoại tử nhú thận: Vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu có thể tấn công và làm hoại tử nhú thận, gây hại đến chức năng thận.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Nhiễm trùng tiết niệu có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm giảm lưu thông nước tiểu và gây đau buốt khi tiểu.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Nếu vi khuẩn từ hệ niệu xâm nhập vào máu, có thể gây nhiễm khuẩn huyết, làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể và gây sốc nhiễm khuẩn.
  • Các vấn đề liên quan đến nam giới: Nhiễm trùng hệ tiết niệu ở nam giới có thể gây viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh và tăng nguy cơ vô sinh.

Do đó, việc phát hiện và điều trị nhiễm trùng tiết niệu kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để tránh những biến chứng nghiêm trọng và đảm bảo sức khỏe tổng thể.

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Bệnh lý này xảy ra do các vi khuẩn, nấm, virus gây ra ở hệ tiết niệu. Vì vậy, bệnh không thể tự khỏi nếu không tiêu diệt các loại vi khuẩn này. Như vậy, bệnh lý này cần có các phương pháp chữa trị phù hợp để có thể lành bệnh.

Chữa viêm đường tiết niệu như thế nào?

Người bệnh không nên chủ quan để tự khỏi mà cần thực hiện thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ. Sau đây là các cách chữa viêm đường tiết niệu mà bạn có thể tham khảo.

1. Uống kháng sinh để trị dứt điểm

Các loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu viêm và giúp diệt khuẩn tốt. Phương pháp này cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để người bệnh sử dụng đúng liều lượng.

2. Trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng Đông y

Sử dụng những vị thuốc thiên nhiên có tính kháng viêm tốt như: gừng tươi, mật ong. Hoặc sử dụng các bài thuốc Đông y như: kim tiền thảo, hạt ích mẫu, hải kim sa,… để sắc làm thuốc uống mỗi ngày.Sử dụng các bài thuốc trong dân gian để chữa bệnh, tận dụng những vị thuốc từ thiên nhiên có tính chất kháng viêm tốt như gừng tươi, mật ong

3. Phương pháp vật lý trị liệu

Các loại máy móc giúp tác động trực tiếp vào các vùng viêm nhiễm. Do đó, phương pháp này giúp tiêu viêm, tăng cường tuần hoàn máu và loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Với phương pháp này, bạn cần chọn những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ chuyên môn cao cùng máy móc hiện đại.

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu như thế nào?

Bạn nên tập thay đổi một số thói quen để có thể phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu như sau:

1. Uống nhiều nước

Uống từ 1,5 – 2,5 lít nước mỗi ngày là điều cần thiết. Bạn có thể sử dụng thêm các loại nước ép trái cây hoặc detox để thay thế nước lọc. Nước cung cấp dưỡng chất để phát triển hệ miễn dịch cũng như giúp các cơ quan bài tiết hoạt động tốt hơn.

Các loại nước sẽ cung cấp được dưỡng chất để phát triển hệ miễn dịch cũng như cho các cơ quan bài tiết hoạt động tốt hơn

2. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Bạn không chỉ cần phải làm mỗi ngày mà còn phải làm kĩ. Phải lột hết bao quy đầu ra và rửa sạch sẽ, loại bỏ các bựa sinh dục cũng là một cách để làm vi khuẩn không có cơ hội trú lại. Hậu môn cũng cần được rửa sạch và sát khuẩn thường xuyên.

viêm đường tiết niệu

3. Không nhịn tiểu

Lập tức đi tiểu khi mắc để hạn chế việc bàng quang chịu quá nhiều áp lực.

Lập tức đi tiểu ngay nếu như cảm thấy có dấu hiệu tránh để cho bàng quang chị quá nhiều áp lực

5. Quan hệ tình dục an toàn

  • Vệ sinh thật kĩ cơ quan sinh dục trước và sau quan hệ.
  • D(eo cao su dù là quan hệ với ai, trừ khi bạn có kế hoạch sinh con.

Ai cũng có thể bị viêm đường tiết niệu do đó bạn cần được phổ cập kiến thức để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

>>> Các bệnh viêm nhiễm sinh lý liên quan:

Rate this post

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

đã đặt mua thành công