Tác dụng của cây Đinh Lăng ngâm rượu và cách sử dụng hiệu quả

Đinh lăng là loại cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể tác dụng của cây đinh lăng là gì? Hãy theo dõi bài viết này vì daicaunho sẽ tổng hợp chi tiết những thông tin về loại cây này.

Cây Đinh Lăng là cây gì?

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias Fruticosa (L) Harms. Loại cây này thường được gọi với nhiều tên gọi khác như: cây gỏi cá, nam dương sâm thuộc họ Ngũ Gia Bì. Từ lâu đinh lăng đã được dùng làm cảnh ngoài ra còn dùng để làm thuốc, thức ăn.

Công dụng của rượu đinh lăng

Đinh lăng là cây thân nhẵn, cao 1m và không có gai. Cây được trồng theo diện rộng, lá kép lông chim, cuống lá dài, không có mùi thơm. Dược tính của đinh lăng có thể được ứng dụng nhiều vào điều trị bệnh. Củ, rễ, cành và lá đều được dùng để điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe và chế biến món ăn.

Các thành phần hoạt chất chứa trong củ đinh lăng bao gồm: vitamin B, alcoloid, saponin, flavonoid, glucozit, tanin và các loại axit amin khác. Những thành phần này đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Tác dụng của cây Đinh Lăng

Cây đinh lăng sử dụng được nhiều bộ phận khác nhau. Vậy nên tác dụng của cây đinh lăng theo từng bộ phận cũng sẽ khác nhau:

1. Lá Đinh Lăng có tác dụng gì?

Lá đinh lăng tốt cho sức khỏe của mọi lứa tuổi. Dưới đây là tác dụng của lá đinh lăng:

  • Nhiều mẹ vẫn hay hỏi uống nước lá Đinh lăng có tác dụng gì? Câu trả lời  là lợi sữa. Mẹ sau sinh bị tắc tuyến sữa nếu kiêng trì uống nước lá này sẽ  khai thông tuyến sữa và lợi sữa cho bé nhanh chóng.
  • Vì có chứa hàm lượng các axit amin như: methionin, xystein, glucoid, vitamin B nên loại lá này có tác dụng làm trắng sáng da hiệu quả.
  • Vì chứa nhiều hoạt chất giúp an thần nên nước lá đinh lăng giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Tác dụng của lá đinh lăng là trị ho hiệu quả.
  • Điều trụ cảm sốt, mụn nhọt, sưng vú.

2. Rượu Đinh Lăng có tác dụng gì?

Rễ đinh lăng tươi hoặc khô thường được dùng trong các bài thuốc thang, thuốc hãm và bài thuốc ngâm rượu. Trong đó, bài thuốc ngâm rượu được áp dụng phổ biến nhất vì đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

Công dụng của rượu đinh lăng đối với sức khỏe

Sau đây là các tác dụng của rượu Đinh Lăng:

  • Giảm mệt mỏi, kích thích ăn ngon, ngủ ngon: Rễ đinh lăng có tác dụng bồi bổ khí huyết và thông huyết mạch. Vì vậy sử dụng rượu ngâm từ thảo dược này có thể làm giảm tình trạng mệt mỏi,suy nhược.
  • Tăng cường trí nhớ: Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, rượu ngâm từ rễ đinh lăng giúp bổ sung các thành phần thiết yếu cho não bộ. Từ đó tăng cường khả năng tập trung, giảm uể oải và cải thiện trí nhớ.
  • Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng: Nước sắc và rượu ngâm từ rễ đinh lăng có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Vì hoạt chất trong dược liệu có khả năng kích thích hoạt động của bạch cầu trung tính và một số tế bào có chức năng miễn dịch của cơ thể.
  • Giảm đau nhức xương khớp: Theo dân gian, rượu có tính ấm kết hợp với rễ đinh lăng có tính bình. Do đó, loại rượu này có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.

Công dụng của rượu đinh lăng đối với sức khỏe

  • Rượu đinh lăng chữa yếu sinh lý: Theo y học cổ truyền, rượu đinh lăng có khả năng cải thiện chức năng sinh lý nam. Vì vậy, sử dụng rượu đinh lăng đều đặn giúp nam giới giảm chứng yếu sinh lýliệt dương. Không những thế, loại rượu này còn giúp tăng ham muốn, tăng cường sinh lý nam.
Tăng cường sinh lý đàn ông
Rượu đinh lăng giúp tăng cường sinh lý đàn ông

>>> Xem thêm các bài thuốc thảo dược khác: 

Cách ngâm rượu Đinh Lăng chuẩn nhất

Sau khi tìm hiểu về các tác dụng của cây đinh lăng thì tiếp theo daicaunho mời bạn tham khảo cách sử dụng thảo dược quý hiếm này.

Nên ngâm củ Đinh Lăng tươi hay khô?

Ngâm củ đinh lăng tươi hay khô còn tùy vào nhu cầu và sở thích của mỗi người. Sau đây là những ưu nhược điểm củ đinh lăng tươi và khô.

Ngâm củ Đinh Lăng tươi

  • Ưu điểm: Đảm bảo sự nguyên chất, dễ ngâm, dễ thực hiện. Rượu có tính thẩm mỹ cao khi trưng bày.
  • Nhược điểm: Cần ngâm ngay khi mới mua về. Mùi rượu không thơm như khi ngâm khô. Độ rượu có thể giảm do người ngâm không cạnh được lượng rượu.

Ngâm củ Đinh Lăng khô

  • Ưu điểm: Rượu lên màu đẹp hơn, mùi vị thơm và uống được lâu hơn. Không làm giảm độ của rượu. Dễ bảo quản và linh hoạt trọng việc ngâm rượu
  • Nhược điểm: Mất nhiều thời gian do cần phải sao vàng. Chất lượng không đảm bảo nếu mua nguyên liệu khô từ bên ngoài. Bình rượu không có tính thẩm mỹ cao, không thể trưng bày.

Cách ngâm rượu Đinh Lăng tươi

Rượu đinh lăng tươi không những ngon mà còn bổ dưỡng. Để có một bình rượu ngon cần phải ngâm rượu đúng cách và đúng tỉ lệ. Dưới đây là hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng đúng cách.

Nguyên liệu chuẩn bị:

1kg củ đinh lăng hoặc là loại cây lá nhỏ và 5-7 lít rượu nếp.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch hết đất bẩn ở củ đinh lăng. Có thể sử dụng vòi công suất lớn để hiệu quả làm sạch được tốt nhất.
  • Bước 2: Sử dụng dao để cạo sạch vỏ bên ngoài sau đó rửa sạch và lau khô.
  • Bước 3: Cho củ đinh lăng vào bình thủy tinh sạch rồi đổ rượu nếp vào theo tỉ lệ 1: 7. 
  • Bước 4: Ngâm rượu trong ít nhất 6 tháng rồi mới được mang ra sử dụng. Lưu ý càng ngâm lâu thì hiệu quả chữa bệnh càng cao.

Ngâm rượu đinh lăng tươi

Cách Ngâm rượu Đinh Lăng khô

Rượu đinh lăng khô là một trong những cách ngâm phát huy tốt nhất các tác dụng của cây Đinh Lăng. Bạn cần phải ngâm rượu đủ thời gian thì đinh lăng mới có thể ra hết các hoạt chất tốt. Sau đây là hướng dẫn cách ngâm rượu đinh lăng khô mà bạn có thể tham khảo. 

Nguyên liệu chuẩn bị:

1kg đinh lăng với 10 lít rượu.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch đinh lăng rồi sau đó đem phơi ráo nước, lau khô.
  • Thái lát rễ và củ rồi phơi khô trong 6-7 nắng.
  • Sau đó, đem nguyên liệu cho vào chảo sao vàng với nhiệt độ vừa phải trong 7 phút rồi cho ra để nguội. 
  • Cho đinh lăng vào bình rồi ngâm với rượu nếp 40 – 42 độ với tỷ lệ 1:10. Trong đó 1kg đinh lăng khô tương đương 4kg tươi.
  • Đem hạ thổ trong vòng 12 tháng rồi bỏ lên sử dụng hàng ngày.

Dùng Đinh Lăng như thế nào để mang lại hiệu quả cao?

Rượu đinh lăng ngâm trong 3 – 6 tháng là có thể sử dụng. Tuy nhiên theo dân gian, nên ngâm ít nhất  4 tháng để tinh chất từ dược liệu ra hoàn toàn. Sử dụng rượu ngâm chưa đủ thời gian thường có dược tính kém và tác dụng của cây Đinh Lăng sẽ không rõ rệt.

Đinh lăng là thảo dược tự nhiên chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, lạm dụng thảo dược này có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn. Cụ thể, bạn chỉ nên sử dụng rượu đinh lăng nhẹ (30 độ) 1 – 2 ly nhỏ/ ngày. Với liều lượng này, đinh lăng sẽ giúp người dùng kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng của não bộ và làm chậm quá trình lão hóa. 

Công dụng của rượu đinh lăng đối với sức khỏe

Đối tượng không nên hạn chế hoặc tránh sử dụng lá đinh lăng

Mặc dù lá đinh lăng có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng cần lưu ý đến những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến một số người. Dưới đây là những nhóm người nên hạn chế hoặc tránh sử dụng lá đinh lăng:

  • Phụ nữ mang thai: Không nên dùng lá đinh lăng vì chứa hoạt chất saponin có thể tán huyết và đánh vỡ hồng cầu. Ngoài ra, đinh lăng còn có tác dụng lợi tiểu và có thể tăng nhẹ co bóp tử cung, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Trẻ em: Nên tránh uống nước đinh lăng và chỉ nên sử dụng bên ngoài da. Hệ cơ quan của trẻ em chưa hoàn thiện và dễ dàng bị ngộ độc nếu dùng lá đinh lăng.
  • Người bị bệnh gan và đang điều trị các bệnh lý khác: Nên tránh sử dụng lá đinh lăng vì chức năng các cơ quan yếu này có thể xung đột với thành phần saponin trong đinh lăng và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Chúng ta nên luôn thận trọng và tìm hiểu kỹ về tác dụng và tác dụng phụ của bất kỳ loại thảo dược nào trước khi sử dụng, đặc biệt đối với những nhóm người như đã được đề cập ở trên. Việc tư vấn với chuyên gia y tế cũng là điều quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng đinh lăng hoặc bất kỳ loại thảo dược nào khác.

Lưu ý gì khi sử dụng Đinh Lăng tại nhà?

Để tác dụng của cây đinh lăng phát huy tối đa hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Tìm mua đinh lăng đảm bảo chất lượng và nguồn gốc rõ ràng. Trước khi ngâm với rượu cần rửa sạch để loại bỏ đất, bụi các tạp chất.
  • Cần tuân thủ đúng tỷ lệ ngâm đã hướng dẫn bên trên để phát huy được hết công dụng của rượu đinh lăng. Quá ít đinh lăng khiến rượu nhạt, tác dụng không cao. Ngược lại, quá nhiều đinh lăng khiến rượu nồng, uống 1 ly nhỏ thôi đã say
  • Rễ đinh lăng chứa hàm lượng lớn saponin. Hoạt chất này có thể làm vỡ hồng cầu nên chỉ sử dụng với liều lượng thích hợp. Dùng rượu đinh lăng liều cao trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi,…
  • Nên dùng rượu đinh lăng sau khi ăn để kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng khó tiêu và đầy bụng. Tránh sử dụng vào buổi tối trước khi ngủ vì hoạt chất trong dược liệu có thể khiến não bộ tăng mức độ tập trung dẫn đến khó ngủ và mất ngủ.
  • Rễ đinh lăng ngâm rượu không có tác dụng điều trị bệnh đặc hiệu. Vì vậy không nên quá phụ thuộc vào bài thuốc này. Thay vào đó, cần phối hợp với các phương pháp y tế và lối sống khoa học.

Công dụng của rượu đinh lăng

Trên đây là những tổng hợp các tác dụng của cây Đinh Lăng cũng như cách ngâm rượu đúng chuẩn. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. 

Rate this post

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

đã đặt mua thành công