Tác dụng của cây Chùm Ngây chữa trị bệnh nào? Cách dùng ra sao?
Chùm Ngây là loại thực phẩm quen thuộc, thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết hết các công dụng thực sự của Chùm Ngây là gì. Trong bài viết này, daicaunho sẽ giới thiệu đến bạn các tác dụng của cây Chùm Ngây đối với sức khỏe con người. Mời bạn theo dõi!
Cây Chùm Ngây là rau gì?
Cây Chùm Ngây hay còn gọi là ba đậu dại, cây cải ngựa, cây dùi trống,… Loại cây này có tên khoa học là Moringa Oleifera. Moringa Oleifera là một loại thảo dược có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan.
Cây cao khoảng 5 – 10m, vỏ dày thân có lông, lá kép mọc so le. Hình ảnh rau Chùm Ngây rất giống với cây rau ngót. Tuy nhiên, cây Chùm Ngây cao lớn hơn và lá dày hơn rau ngót rất nhiều.
Chùm Ngây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam vì loại cây này ưa sáng và thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Những thành phần dinh dưỡng có trong Chùm Ngây bao gồm:
- Giàu protein, vitamin và các khoáng chất có tác dụng chống oxy hóa.
- Các thành phần hóa học có lợi khác như: Alcaloid, Benzylamin, Pterygospermin,…
Tác dụng của cây Chùm Ngây là gì?
Sau khi đã tìm hiểu cây Chùm Ngây là gì thì tiếp theo cùng tìm hiểu những tác dụng của cây Chùm Ngây.
1. Cây Chùm Ngây có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Dựa vào giá trị dinh dưỡng có trong cây chùm ngây, công dụng của cây chùm ngây có thể kể đến cụ thể như sau:
1.1 ngừa ung thư
Tác dụng cây chùm ngây đầu tiên cần kể đến là việc ngăn ngừa ung thư. Phần lá Chùm Ngây chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, kẽm và các hoạt chát khác. Các thành phần này giúp chống lại các gốc tự do phát triển dẫn đến ung thư. Ngoài ra, Chùm Ngây còn chứa Niazimicin. Đây là một loại chất ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.
1.2 Tăng cường sức khỏe tim mạch
Việc bổ sung rau Chùm Ngây đúng cách và đều đặn sẽ làm hạ Cholesterol trong máu. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và duy trì sức khỏe ổn định, khỏe mạnh.
1.3 Điều trị huyết áp cao
Trong lá Chùm Ngây có chứa Isothiocyanate và Niazimicin giúp tình trạng động mạch không bị dày lên. Điều này hạn chế tình trạng huyết áp cao.
1.4 Công dụng cây Chùm Ngây chữa táo bón
Rau Chùm Ngây chứa nhiều chất xơ. Loại chất này giúp ngăn ngừa táo bón và chữa bệnh tiêu hóa hiệu quả. Dùng Chùm Ngây để nấu canh là cách chữa táo bón hiệu quả nhất mà bạn không thể bỏ qua.
1.5 Tác dụng của cây Chùm Ngây giúp giảm viêm
Khả năng chống và giảm viêm của Chùm Ngây là nhờ vào hoạt chất Isothiocyanates có trong lá, vỏ và hạt.
1.6 Rau Chùm Ngây có tác dụng giảm cân hiệu quả
Tác dụng của Chùm Ngây giúp giảm cân không hẳn nhiều người đã biết. Hoạt chất Isothiocyanates có trong rau Chùm Ngây giúp cơ thể ngăn ngừa việc hấp thu chất béo và Cholesterol. Từ đó, loại rau này hỗ trợ người dùng giảm cân cực kỳ hiệu quả.
2. Tác dụng của cây Chùm Ngây đối với sinh lý nam
Chùm ngây được biết đến là loại thảo dược có những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, chùm ngây còn nổi tiếng vì rất tốt cho sinh lý nam giới.
2.1 Tăng cường chất lượng và số lượng tinh trùng
Trong cây Chùm Ngây có chứa nhiều hàm lượng kẽm, các chất khoáng, vitamin cùng với Amino Axit và L – Carnitine. Những thành phần này giúp tinh binh khỏe mạnh và sản sinh nhiều tinh trùng hơn.
2.2 Sản sinh testosterone cho cơ thể tự nhiên
Testosterone là hormone có vai trò quan trọng trong chức năng sinh lý nam giới. Việc bổ sung Chùm Ngây hằng ngày sẽ giúp sản sinh nhiều testosterone nhờ vào hàm lượng các vitamin C và D.
2.3 Tác dụng của cây Chùm Ngây giúp tăng sinh lực phái mạnh
Các thành phần dinh dưỡng chủ yếu của cây Chùm Ngây bao gồm: Vitamin, Sắt, Canxi và các yếu tố vi lượng. Những thành phần này giúp cơ thể nam giới luôn tràn đầy sinh lực, tăng cường sự lưu thông máu cho cơ thể. Do đó, khi sử dụng chùm ngây với liều lượng hợp lý sẽ tăng cường sinh lý nam mạnh mẽ và kéo dài thời gian quan hệ vô cùng hiệu quả.
3. Tác dụng của cây Chùm Ngây đối với nữ giới
Tác dụng của cây Chùm Ngây không chỉ tốt cho sinh lý nam mà còn đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ . Vì vậy, chị em không nên bỏ qua Chùm Ngây trong các bữa ăn hàng ngày.
3.1 Cây Chùm Ngây nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh
Hạt Chùm Ngây ép dầu chính là dưỡng chất vô cùng tốt cho mái tóc của chị em. Các dưỡng chất đa dạng này giúp chống lại gốc tự do hình thành và phát triển. Từ đó giúp mái tóc chị em luôn khỏe mạnh, suôn mượt.
3.2 Tác dụng của cây Chùm Ngây giúp lợi sữa
Mẹ bầu sau sinh sử dụng Chùm Ngây sẽ làm tăng lượng sữa lên rất nhiều. Trên thực tế, nhiều mẹ bầu sau sinh khi sử dụng Chùm Ngây cũng vô cùng hài lòng với công dụng lợi sữa của loại cây này.
4. Rau Chùm Ngây có tác dụng gì cho bé sơ sinh?
Rau Chùm Ngây được rất nhiều mẹ sử dụng làm thực phẩm cho bé sơ sinh ăn dặm. Vậy cụ thể rau Chùm Ngây có tác dụng gì cho bé?
- Cải thiện và tăng cường hệ miễn dịch.
- Tăng khả năng trao đổi chất và phát triển cấu trúc của tế bào.
- Sáng mắt, tốt thận, bổ gan và ngừa viêm nhiễm.
- Nhanh lành vết thường và giúp làn da bé mịn màng hơn.
Cách dùng Chùm Ngây mang lại công dụng hiệu quả
Để phát huy được tối đa công dụng của chùm ngây, cần sử dụng đúng cách.Chùm ngây có nhiều cách sử dụng khác nhau. Cụ thể:
- Phần lá cây thường được dùng để nấu canh. Ngoài ra, lá Chùm Ngây cũng có thể ăn sống, làm sinh tố để uống.
- Hoa thường sẽ đem phơi khô dùng pha trà Chùm Ngây để uống.
- Quả Chùm Ngây có thể dùng để nấu canh, xào thịt.
Lưu ý một số tác hại của cây chùm ngây
Cây chùm ngây đối với cơ thể là rất tốt nhưng đây là 1 loại thực phẩm không phải ai cũng có thể dùng được. Khi sử dụng chùm ngây, bạn nên lưu ý những điều sau để tránh tác hại của cây chùm ngây:
- Hoạt chất Alpha Sitosterol của cây Chùm Ngây sẽ làm co cơ tử cung dẫn đến sảy thai. Do đó, mẹ bầu không nên sử dụng loại thực phẩm này.
- Không nên ăn rau Chùm Ngây nhiều vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Lạm dụng ăn rau chùm ngây quá nhiều sẽ dẫn đến thừa chất gây rối loạn hệ tiêu hóa.
- Không ăn Chùm Ngây héo, để lâu ngay vì lúc này dưỡng chất của cây đã không còn, ăn vào cũng không đem lại lợi ích gì.
- Không ăn rau Chùm Ngây vào buổi tối vì nó sẽ làm bạn khó ngủ hoặc mất ngủ.
Tác dụng của cây Chùm Ngây đã được daicaunho tổng hợp chi tiết trong bài viết này. Hy vọng bài viết này mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn.
>>> Các loại rau tốt cho sức khỏe khác: