Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, kích thước và các bệnh về tinh hoàn
Tinh hoàn là một trong những bộ phận quan trọng nhất thuộc cơ quan sinh dục của đàn ông. Chính vì vậy, cơ quan này rất cần được bảo vệ và chăm sóc kĩ do tính nhạy cảm và dễ bị tổn thương của nó. Bài viết này mời bạn cùng daicaunho tìm hiểu xem tinh hoàn là gì nhé!
Tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là cơ quan hình bầu dục trong hệ thống sinh sản ở nam giới. Cơ quan này nằm giữa dương vật và hậu môn. Bên ngoài tinh hoàn là một lớp da bìu bảo vệ, phần bìu treo bên ngoài cơ thể ở ngay dưới dương vật. Khi ở trong độ tuổi trưởng thành, trung bình mỗi tinh hoàn sẽ có trọng lượng khoảng 20 – 25gr. Phần lớn tinh hoàn bên phải nặng hơn tinh hoàn bên trái.
Tinh hoàn nằm ở đâu?
Tinh hoàn là bộ phận nằm ở vùng bìu. Vùng bìu treo ở phía bên ngoài của cơ thể nam giới, gần vùng xương chậu và đùi. Đây là nơi tinh hoàn được bảo quản. Tinh hoàn nằm trong túi da (bìu) có chức năng bảo vệ và duy trì môi trường thích hợp cho việc sản xuất tinh trùng. Vị trí này tạo điều kiện dễ dàng cho việc tinh hoàn thấu cảm với nhiệt độ mát mẻ hơn so với nhiệt độ cơ thể, giúp duy trì sự sản xuất tinh trùng hiệu quả.
Cấu tạo của tinh hoàn bao gồm những gì?
Cấu tạo tinh hoàn bao gồm: ống dẫn tinh, tinh hoàn, mào tinh hoàn, túi tinh, lớp mao mạch. Mỗi bộ phận sẽ có một chức năng riêng, cụ thể:
1. Ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh là các ống cuộn gồm tế bào và mô có chiều dài khoảng 30 – 45cm. Hai ống dẫn tinh được lót bằng một lớp mô gọi là biểu mô. Lớp này được tạo thành từ các tế bào Sertoli hỗ trợ sản xuất hormone tạo ra tinh trùng. Các mô bên cạnh các ống được gọi là tế bào Leydig. Những tế bào này sản xuất Hormone nam, chẳng hạn như Testosterone và các Androgen khác.
Hai ống dẫn tinh được kết nối thẳng với hai tinh hoàn. Chức năng chính của ống dẫn tinh là “tạo đường đi” cho tinh trùng đến các cơ quan khác của cơ quan sinh dục như: mào tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt hoặc các cơ quan khác.
2. Tinh hoàn
Tinh hoàn có 2 cái ở mỗi nam giới, cả bên trái và bên phải. Tuy nhiên tinh hoàn trái thường thấp và nhỏ hơn tinh hoàn phải. Tinh hoàn có chiều dài trùng bình khoảng 4,5cm, rộng 2,5cm, dày khoảng 1,5cm và nặng khoảng 20g.
Cấu tạo bên trong của bộ phận này được chia thành khoảng 300 – 400 tiểu thùy. Nhiệm vụ của tinh hoàn là sản sinh tinh trùng và dẫn tinh trùng vào các ống sinh tinh.
3. Mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn là gì? Mào tinh hoàn nằm phía sau trên của tinh hoàn gồm 10 – 12 ống, mỗi ống dài khoảng 5 – 6 cm. Mào tinh hoàn có 3 phần là: Đầu mào tinh, thân mào và đuôi mào.
Mào tinh hoàn nằm ở trên đỉnh của tinh hoàn. Nhiệm vụ chính của tinh hoàn là lưu trữ tinh trùng cho đến khi tinh trùng đủ điều kiện xuất ra ngoài.
4. Túi tinh
Túi tinh là cơ quan nằm ở giữa bàng quang và trực tràng. Tinh trùng thường đi từ túi tinh đến ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt.
5. Lớp mao mạch
Tinh hoàn là một khối trung tâm được bao quanh bởi nhiều lớp mô, bao gồm:
- Lớp vỏ trắng
- Lớp tinh mạc
- Lớp phúc mạc tạng
Lớp phúc mạc tạng là lớp mạch máu mỏng đầu tiên. Lớp này che chắn bên trong của mỗi tinh hoàn khỏi các lớp mô xung quanh. Lớp vỏ trắng là một lớp được làm từ các sợi dày đặc có nhiệm vụ bảo vệ tinh hoàn. Lớp tinh mạc là các lớp mô ngoài cùng bảo vệ ngoài cùng và bao quanh gần như toàn bộ cấu trúc của tinh hoàn.
Chức năng của tinh hoàn là gì?
2 chức năng chính của tinh hoàn là: nội tiết và ngoại tiết.
Chức năng nội tiết: Sản xuất hormone testosterone (nội tiết tố nam, hormone sinh dục nam), quyết định các đặc tính sinh dục nam giới và phát triển cơ thể nam giới.
Chức năng ngoại tiết: Đây là chức năng tạo hóa của đàn ông – sản xuất tinh trùng. Đối với đàn ông trẻ tuổi thì mỗi ngày hai tinh hoàn sản xuất trung bình khoảng 120 triệu tinh trùng. Một lượng lớn tinh trùng nằm ở ống dẫn tinh còn phần nhỏ được trữ ở mào tinh.
Kích thước tinh hoàn là bao nhiêu?
Mỗi nam giới đều có 2 tinh hoàn, 1 bên trái và 1 bên phải được chứa trong bìu. Một người có kích thước tinh hoàn bình thường từ 2 inch (5cm), rộng 0,8 inch (2cm) và cao 1,2 inch (3cm). Thể tích tinh hoàn tùy theo tạng người ở người gốc âu, gốc phi và gốc á.
Việc nam giới có hai bên tinh hoàn không cân xứng là điều hoàn toàn bình thường. Một số người có tinh hoàn bên này xệ thấp hơn bên kia, đây là do cấu tạo của bìu dái và các mạch máu trong đó.
Một số bệnh lý về tinh hoàn có thể gây vô sinh
Tinh hoàn có vị trí khá khó nhìn thấy trong cơ thể nên khi tinh hoàn có vấn đề chúng ta không thể đoán trước được. Do đó bạn cần phải nắm được những dấu hiệu nhận biết về các loại bệnh để có thể có phương án giải quyết đúng lúc. Vậy những bệnh đó về tinh hoàn là gì?
1. Đau tinh hoàn
Nam giới sẽ cảm thấy bị đau ở 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn nhưng rất khó xác định nguyên nhân. Nguyên nhân điển hình nhất gây đau tinh hoàn là do giãn tĩnh mạch thừng tinh, chấn thương tinh hoàn hoặc các bệnh về đường sinh dục.
2. Tràn dịch tinh mạc
Tràn dịch tinh mạc là hiện tượng dịch tinh mạc tích tụ trong khoảng xung quanh của tinh hoàn. Có bị ở 1 bên hoặc cả hai bên tinh hoàn. Hiện tượng này có 3 nguyên nhân chính là: cơ địa bẩm sinh, chấn thương hoặc do nhiễm trùng gây ra.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Sưng tinh hoàn.
- Đau âm ỉ ở bìu.
- Cảm thấy nặng ở bìu.
Hiện tượng này tương đối bình thường ở nam giới, không gây ra nhiều tình huống nghiêm trọng cho sức khỏe. Chỉ cần bạn giữ gìn sức khỏe một chút là bệnh có thể tự khỏi. Nhưng với một số trường hợp nguy cấp, bạn vẫn cần phải phải phẫu thuật để điều trị.
3. Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là gì? Đây là hiện tượng tinh hoàn bị xoắn lại trong bìu, các ống dẫn tinh sẽ xoắn vặn vào nhau. Hiện tượng này làm cho ống dẫn tinh và các mạch máu bị tắc nghẽn. Các hoạt động vận chuyển tinh trùng sẽ bị gián đoạn và có thể ứ đọng gây ức chế.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Đau bìu.
- Sưng tinh hoàn.
- Đau bụng dưới.
- Cảm thấy chóng mặt.
- Buồn nôn.
- Có cảm giác bị lệch tinh hoàn.
- Đi tiểu liên tục.
4. Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn thường do các bệnh lây qua đường tình dục gây ra. Ngoài ra, nguyên nhân bị viêm nhiễm ở 1 hoặc 2 bên tinh hoàn là do virus quai bị gây ra. Các triệu chứng viêm bao gồm:
- Đau tinh hoàn.
- Một bên tinh hoàn bị sưng.
- Sốt.
- Cảm thấy chóng mặt.
- Buồn nôn.
Viêm tinh hoàn là bệnh lý rất nguy hiểm. Căn bệnh này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới, gây vô sinh vĩnh viễn. Viêm tinh hoàn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus kết hợp với thuốc chống viêm không Steroid. Bệnh thường được cải thiện sau 7 – 10 ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể chườm đá vào vị trí đau để làm đau.
5. Thiểu năng tuyến sinh dục
Thiểu năng tuyến sinh dục là tình trạng cơ thể không tạo ra đủ Testosterone. Bệnh thường là hệ quả của của một vấn đề về tinh hoàn hoặc do não không kích thích sản xuất hormone. Thiểu năng tuyến sinh dục có thể là bẩm sinh, chấn thương, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến khả năng sản xuất Testosterone.
Ở người trưởng thành, các triệu chứng thiểu năng tuyến sinh dục bao gồm:
- Vô sinh hoặc mất khả năng sinh sản.
- Rụng tóc nhiều.
- Mô vú phát triển mạnh.
- Xương yếu, loãng xương.
- Rối loạn cương dương hoặc dương vật cương không được lâu.
6. Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào ung thư nhân lên trong mô tinh hoàn. Bệnh thường bắt đầu trong các cấu trúc tinh hoàn, nơi sản xuất ra tinh trùng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Xuất hiện khối u trong tinh hoàn.
- Cảm thấy nặng ở bìu.
- Có chất lỏng trong bìu.
- Đau tinh hoàn.
- Đau bụng hoặc đau lưng.
- Mô vú sưng hoặc mềm.
Để điều trị được căn bệnh này, các bác sĩ buộc phải loại bỏ những phần mô bị ung thư. Trong các trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến tính mạng, bác sĩ có thể sẽ phải cắt bỏ toàn bộ phần tinh hoàn đi. Điều này đồng nghĩa nam giới sẽ vĩnh viễn sẽ mất đi khả năng sinh con. Ngoài ra còn một cách khác đó là xạ trị hoặc hóa trị để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
7. Chấn thương tinh hoàn
Chấn thương tinh hoàn xuất hiện khi tinh hoàn bị va đập mạnh. Trường hợp va đập mạnh sẽ gây vỡ tinh hoàn và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
8. Tình trạng tĩnh mạch thừng tinh bị giãn nở
Đây là hiện tượng giãn nở của tập hợp các tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh, nằm ở vùng phía trên tinh hoàn. Thường thì tình trạng này thường xuất hiện ở tinh hoàn bên trái, chiếm khoảng 90% tỷ lệ. Còn 10% còn lại là trường hợp mắc tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh ở cả hai bên. Đáng chú ý rằng, chỉ có khoảng 1% trẻ nam dưới 10 tuổi bị tình trạng này. Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới.
9. Thoái hóa tinh hoàn
Thoái hóa tinh hoàn là tình trạng mà tinh hoàn có kích thước nhỏ hơn so với bình thường. Có một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, bao gồm chấn thương, viêm nhiễm, suy giảm chức năng sinh dục, hoặc do sự tác động liên tục của các hợp chất độc hại từ môi trường.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Sau khi biết đau tinh hoàn là gì thì bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp phải các biểu hiện như sau:
- Đau tinh hoàn kéo dài.
- Bìu bị sưng.
- Đau lưng hay đau bụng thất thường.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Mô vú phát triển bất thường.
Cách chăm sóc, bảo vệ, phòng ngừa bệnh về tinh hoàn là gì?
Để phòng ngừa từ đầu, bạn nên tham khảo một số lưu ý sau để có thể chăm sóc tinh hoàn tốt hơn. Vậy những cách phòng ngừa bệnh về tinh hoàn là gì?
- Thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn bằng tay: Đặt lòng bàn tay bên ngoài tinh hoàn và nâng nhẹ. Nếu thấy cơn đau nhói bất thường hoặc có biểu hiện sưng thì lập tức đến phòng khám ngay.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục để làm giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn. Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày và giữ cho phần bẹn háng, lông khô thoáng là điều nên làm.
- Hạn chế sự va đập vào tinh hoàn.
- Mặc quần áo phù hợp với cơ thể. Tránh mặc đồ bó sát, đặc biệt là đồ lót.
- Quan hệ tình dục an toàn, có sử dụng bao cao su nếu quan hệ với người lạ.
Tinh hoàn là một bộ phận rất quan trọng và nhạy cảm của nam giới. Do đó bạn cần phải bảo vệ và chăm sóc tinh hoàn cẩn thận. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được tinh hoàn là gì và các cấu tạo chức năng của nó ra sao. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản để chăm sóc cơ thể tốt hơn.