Nấm Ngọc Cẩu có tác dụng gì? Cách ngâm rượu chuẩn tăng sinh lý

Nấm Ngọc Cẩucây thuốc thảo dược đang rất được ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe. Vậy cụ thể loại nấm này có tác dụng gì? Cùng daicaunho tìm hiểu về loại nấm này trong bài viết này nhé!

Nấm Ngọc Cẩu là cây gì?

Nấm Ngọc Cẩu có một số tên gọi khác như: Tỏa Dương, Cẩu Pín, củ Ngọc núi, xà cô, gió đất, Địa mao cầu,… Đây là loại cây tồn tại và phát triển bằng cách ký sinh trên những cây thân gỗ lớn, tán rộng. 

Loại nấm này thường mọc trong rừng. Sở hữu cái tên ấn tượng vì chúng có hình dạng giống bộ phận sinh dục của loài chó. Ngọc Cẩu không phải là thực vật thuộc họ nấm nhưng thân hình rất giống với cây nấm nên từ đó có cái tên này.

Nấm ngọc cẩu

Đặc điểm của Nấm Ngọc Cẩu

Nấm Ngọc Cẩu không có lá và mọc thành từng đám. Phần trên hình nấm và phần dưới nhỏ hơn có màu đỏ hồng. Khi được phơi khô sẽ có màu đen sẫm. Bề mặt nấm xù xì nhưng khi sờ vào sẽ thấy mềm. Thân cây có màu đỏ sẫm, được bao bọc bơi mo màu tím và có mùi hôi đặc trưng.

Phân bổ: Loại cây này sống và phát triển ở sâu trong những cánh rừng có độ ẩm ướt. Một số vùng tại nước ta có Tỏa Dương là: Tam Đảo, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Sơn La, Sapa và đỉnh dãy Hoàng Liên Sơn.

Tháng 9 – 12 là mùa của loại cây này. Những cây to trưởng thành có kích thước cỡ ngón tay và màu sắc chuyển sang đỏ sẫm sẽ được thu hoạch. Còn những loại cây con sẽ bị vùi xuống đất và chờ độ ẩm tốt để mọc trở lại.

Phân loại Nấm Ngọc Cẩu

Phân loại theo hình dạng:

  • Củ Ngọc núi đực: Có thân hình chóp, bề mặt nhẵn. Cao từ 10 – 15 cm, có cây lên đến 30 – 40 cm. Nấm đực có màu đỏ, hoặc nâu sẫm được tạo thành từ những cán hoa nhỏ bao bọc bên ngoài. Hương thơm của nấm đực sẽ có mùi dịu hơn nấm cái. 
  • Xà cô cái: Kích thước nhỏ hơn nấm đực, có hình dạng giống như bắp ngô. Nấm cái có củ non và ít xơ và ít có mùi thơm hơn.

Phân loại theo màu sắc:

  • Nấm ruột vàng: Phần ruột có màu vàng và có mùi thơm.
  • Nấm ruột đỏ/tím: Phần ruột có màu đỏ tím, có kích thước nhỏ hơn loại ruột vàng.Nấm Ngọc Cẩu

Thành phần dược tính

Ngọc Cẩu có vị chát nhẹ, tính ôn và hơi ngọt. Loại nấm này có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cường khả năng sinh lý nam. Tất cả đều nhờ vào các thành phần dược tính sau đây:

  • Chất béo
  • Tinh dầu
  • Gentianine
  • Carpaine
  • Choline
  • Vitexin
  • Orienti
  • 13 loại axit amin
  • Testosterone, L Arginine: tăng cường sinh lý, cải thiện ham muốn, nâng cao chất lượng cuộc yêu.

Cách phân biệt nấm Ngọc Cẩu giả và thật

Nấm Ngọc Cẩu có giá bán khá cao. Mức giá bán Ngọc Cẩu dao động từ 200.000 – 500.000/kg tùy theo loại khô hoặc tươi. Loại Ngọc Cẩu thật, chất lượng sẽ có các đặc điểm như:

  • Mùi vị: Thơm nhẹ, không có mùi hôi khó chịu và ẩm mốc
  • Màu sắc: Có màu nâu sẫm khi được làm khô
  • Hình dạng: Nấm ruột tím có kích thước nhỏ, không bị vụn nát

Các loại nấm Ngọc Cẩu giả kém chất lượng thường có đặc điểm như:

  • Không có mùi thơm, có mùi hôi khó chịu khi để lâu ngày.
  • Có màu đen hoặc màu lạ. Có thể nổi mốc trắng trên cây.
  • Nấm có kích thước lớn, bị nát vụn nhiều.

Nấm Ngọc Cẩu có tác dụng gì?

Củ Ngọc Cẩu được biết đến là loại thảo dược rất tốt cho sinh lý cả nam và nữ. Một số tác dụng của Nấm Ngọc Cẩu có thể kể đến như:

  • Chữa yếu sinh lý ở nam và nữ.
  • Các chứng liên quan đến tình trùng: mộng tinh, di tinh, bộ thận dương, thận âm.
  • Tốt cho phụ nữ sau sinh để phục hồi sức khỏe sinh lý.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh sinh lý nam như: rối loạn cương dương, liệt dương.
  • Giúp tăng cường ham muốn hiệu quả.
  • Điều trị suy giảm trí nhớ và sức khỏe.
  • Trị đau nhức xương khớp, đau lưng.
  • Bổ máu, kích thích tiêu hóa,… 
  • Dưỡng da, làm đẹp da, trị nám, tàn nhang.

Tác dụng của Tỏa Dương

Nấm Ngọc Cẩu có tác dụng phụ không?

Loại thảo dược này có tính tỏa dương rất mạnh. Bên cạnh đó, Ngọc Cẩu cũng có chứa thành phần độc tố. Vì vậy nếu không biết cách chế biến sẽ dẫn đến những tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ của nấm Ngọc Cẩu là làm ảnh hưởng đến gan, thận. Điều này không tốt đối với sức khỏe người sử dụng. Vậy nên khi sử dụng bạn cần tìm hiểu thật kĩ cách sơ chế và chế biến để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Cách ngâm rượu nấm Ngọc Cẩu hiệu quả nhất

Ngọc Cẩu thường được sử dụng để ngâm rượu uống. Dưới đây là quy trình sử dụng nấm Ngọc Cẩu ngâm rượu đúng cách.

Nấm Ngọc Cẩu ngâm rượu

Bước 1: Sơ chế

Nấm Ngọc Cẩu tươi sau khi mua về cần được làm sạch. Bạn có thể làm sạch nấm bằng cách ngâm nước khoảng 10 phút sau đó dùng vòi xịt để rửa trôi đất. Cuối cùng dùng bàn chảy chà xung quanh cho sạch sẽ là xong.

Sau khi rửa sạch, bạn thái nấm thành lát mỏng. Tiếp đến bạn phơi nấm dưới bóng râm, tránh phơi  trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Bước 2: Cho nguyên liệu vào với tỉ lệ chuẩn

Sau khi sơ chế xong để ráo nước bạn ngâm nấm theo tỷ lệ 1 kg Ngọc Cẩu tươi, 300gr Ngọc Cẩu Khô và 5 lít rượu trắng.

Mẹo: Để có màu rượu đẹp, có thể lấy dao lam rạch nhẹ củ tươi từ đầu đến phần chân gốc.

Bước 3: Ngâm rượu

Chọn loại rượu trắng ngon, có độ đồ khoảng 40 – 45 độ. Cho trực tiếp vào bình. Có thể thêm mật ong để tăng thêm hương vị thơm ngon cho rượu.

Bước 4: Bảo quản

Bảo quản trong tủ rượu hoặc nơi khô ráo thoáng mát. Sau 3 tháng có thể sử dụng được.

Giá nấm Ngọc Cẩu bao nhiêu?

Giá bán 1kg Ngọc Cẩu tươi trên thị trường hiện nay khoảng 100.000 – 350.000/ 1kg. Ngọc cẩu khô khoảng 500k – 900k/ 1kg.

Ngoài ra, rượu này cũng được bán trên thị trường với giá bán khoảng 600.000 – 900.000 đồng 1 bình 5 lít. Khi lựa chọn mua cần cân nhắc chất lượng nấm và chất lượng rượu

Nấm Ngọc Cẩu được nhiều người sử dụng vì công dụng tuyệt vời của chúng đối với sức khỏe. Vì vậy đây là một vị thuốc được nhiều nam giới rất ưa chuộng. Hy vọng bài viết từ daicaunho mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất.

>>> Xem thêm các loại dược liệu khác:

Rate this post

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

đã đặt mua thành công